Sunday, July 10, 2016

Điểm danh Biệt Kích Lôi Hổ




Đôi lời phân tích dẫn giải: “Biệt Kích” là một nhóm từ để chỉ những quân nhân và đơn vị quân đội thời chiến tranh VN – quân đội VNCH chống CS xâm lược từ miền Bắc. Những toán nhỏ xâm nhập vào vùng địch có tính cách đột kích bất thần. Len lỏi để tìm địch, thu thập tin tức hơn là tiêu diệt địch.

Hai danh xưng để được sáng tỏ: Biệt Kích Quân (BKQ) và đơn vị Biệt Kích (BK):

-BKQ: là những quân nhân bán quân sự - đôi khi được gọi là dân sự chiến đấu -  do Mỹ đài thọ lương bổng… hoạt động bên cạnh, hoặc cùng chung với QLVNCH. Như: PRU (Province Reconnaissance Unit) - Biệt Kích Tỉnh. CIDG (Civil Irregular Defence Group) – Dân sự chiến đấu, BKQ thuộc LLĐB. SCU (Special Commando Unit), BKQ/SLL (Lôi Hổ). Rộng hơn, còn có BK Nùng, BK Thượng, BK Lào v.v… hoạt động với từng đơn vị, từng vùng. Tất cả vẫn là đơn vị quân đội QLVNCH nói chung.

-Biệt Kích Lôi Hổ (BKLH): Đây là một cụm từ “thường được hiểu” là đơn vị “nhãy toán” xâm nhập vào địch bằng những toán nhỏ, lẻ (4,5,6,7,8… đến khoảng 12 – 15 người) gọi chung là các đơn vị xâm nhập vào vùng địch: nôi địa lẫn ngoại biên… với rất nhiều danh xưng qua từng thời kỳ, giai đoạn, qua 2 thời VNCH đệ nhất và đệ nhị. Và sau này - từ sau 1970 - thường được gọi chung là Biệt Kích Nha Kỹ Thuật (BK/NKT).

“Thường được hiểu” mà người viết đưa ra là vì (theo tìm tòi, tra cứu) không có một văn bản rõ rệt để xác định đơn vị chính thức gọi là BKLH. Vậy mà đã được đặt để và gọi tên (BKLH) đã trở thành quen.

Một đơn vị (toán) QĐ không cấp bậc - thật sự là có đủ mọi cấp: SQ,HSQ,BS,BKQ – Cũng có người không số quân, không tên tuổi (vô danh) khác lạ, dị thường (khi thi hành nhiệm vụ). Người ta vẫn tò mò chú ý, muốn được nhận dạng, muốn rõ mặt “các anh”.

Cuộc chiến đã bị bức tử, đơn vị đã phải tan rã, tan hàng và lang bạt trên 40 năm. Bây giờ, các anh, ai còn, ai mất, trôi giạt phương nào? Trong nhận chân, trong tiềm thức, trong hồi tưởng bao chuyện đơn vị ngày xưa. Người viết còn một ít thân tàn, lực kiệt, đã một thời là đồng đội, xin phép được điểm danh, nêu tính từng nhóm, từng anh BKLH. Theo trí nhớ không còn nhiều, theo tìm tòi, tìm hiểu vẫn có nhiều hạn chế, chỉ mong là góp phần làm sống lại những gì gọi là “đặc trưng”, “thành tích”, dù có hay có dở - đặc biệt lạ lùng… mà anh em đồng đội chiến hữu một thời vùng vẫy, sôi động khắp nơi.

Episode 1


Biệt Kích Lôi Hổ là ai?
Vào giữa thập niên 1960, một số quân nhân ăn mặc “chẳng giống ai”: quần áo thì vẽ vời, sơn phết, xốc xếch không gọn gàng. Đầu tóc thì dài xọc, buông phủ bù xù, thường được cột túm bằng mảnh vải xéo tam giác màu ô liu như các chàng sơn đông mãi võ. Họ đi lân la ngoài phố, ngất ngưỡng nơi các quán nhậu, và cũng rất quậy phá tại các động “chị em”.
Đoàn quân tên gì? Không ai biết. Họ là ai? Từ đâu tới? Cũng ít ai tường. Chỉ biết là từ ở rừng về, từ chiến trận, từ chốn hiểm nguy, từ vùng đất địch. Cũng chỉ một đôi ngày. Cùng lắm là 5-3 bữa quậy phá cho đã rồi mất dạng, biệt tăm. Bà con phố thị e dè đã đành,mà Quân Cảnh - kẻ trị vì lính tráng – đôi lúc cũng làm lơ, vì… đụng đến chỉ thêm phiền.
Vậy mà cũng không tránh khỏi. Một hôm toán quân cảnh bất đắc dĩ đã phải xét tra và bắt một anh bỏ bót, và đưa vào nhốt ở quân trấn, vì anh này quá quậy.
Anh tên là La Cữu - một tên gốc Tàu – Ba Tàu thường là nhát hít. Thế mà La Cữu lại can đảm và rất anh hùng. Có lẽ anh được tôi luyện trong lò “người hùng” thuộc toán quân vừa nói. Ngoài phố, ngoài đường thì mất dạy phá phách. Vậy mà vào trận địa lại gan dạ phi thường. Anh là thông dịch viên của một toán biệt kích vừa hành quân xâm nhập trở về với chiến công là báo cáo để B52 Mỹ cày xới một trung đoàn Bắc quân vừa xâm nhập phải thiệt hại nặng. Chiến tích cũng lẫy lừng, và chiến bại cũng quá bi thương, vì có hai thằng bạn rất thân: một bị trọng thương, một chết.
Anh buồn, anh uống rượu. Uống cho say để quên nỗi bi thương, nhưng mà không quên được. Hình ảnh bạn hữu cứ lãng vãng trong đầu. Hình ảnh địch quân cứ liều mạng lăn xả bủa vây. Gục chết lớp này còn lớp khác. Tả xông hữu đột trong thế cùng lực kiệt để rồi không làm sao cứu được bạn mình.
Kiêu hãnh, tự hào, chiến thắng, vinh quang!… Bây giờ chỉ còn có bốn đứa say giữa khuya đi ngoài phố.
-Ê! Các anh đơn vị nào? Giờ giới nghiêm còn lang thang ngoài đường phố?
-Đưa xem giấy tờ? Tiếng quát tháo từ mấy tên quân cảnh trên chiếc Jeep vừa ngừng lại kế bên, pha đèn sáng quắc vào mặt.
-Địt mẹ! Đi chổ khác. Tắt đèn đi! Giọng La Cữu lè nhè. Ba người bạn kia đang dìu vai nhau lạng quạng lê từng bước.
Toán tuần tra QC tiếp tục xét hỏi. Mấy khẩu M16(?) ghìm mũi vào người.
-Cà chớn! Tao bảo đi chổ khác. Vẫn giọng lè nhè cọng thêm nỗi buồn, nỗi bực, La Cữu tung một đấm vào mặt một tên QC vừa theo sát rọi đèn pha. Tên QC không gục mà La Cữu đã gục vì quá là say.
Cả toán (bốn đứa) đều quá say không làm được gì và cả “bốn” đều bị quân cảnh hốt lên xe đưa về đồn bỏ cho muỗi cắn.
Một tốp quân ô hợp, vô kỹ luật đã bị tống giam và các anh đã phải “nghỉ xả hơi” 48 giờ để chờ đơn vị đến bảo lãnh.
Ngày hôm sau, tức quá, La Cữu cùng “đồng bọn” (4 thằng) xách súng “Sweeden-K” phục kích dưới gầm cầu mang cá - phục binh chờ địch như đã từng làm ở trong rừng.
Xe quân cảnh tuần tra vừa lên dốc cầu là các anh “nổ” - một chết và một bị thương – không phải địch mà là QC tuần tiểu – quân nhân  QLVNCH.
Báo động toàn thị trấn. Một cuộc bũa vây và truy lùng cùng khắp. Tìm bắt cho được để trị tội những tên lính “biệt kích” vô kỹ luật với tội sát nhân.
Bà con (trong thị xã) thấy, môt số các khách nhậu ở quán bar thấy, và nhất là “các em” thấy và biết nữa, nhưng xác định danh tánh, quân nhân thuộc đơn vị nào, thì không ai biết được. Chỉ được mô tả là lính ăn mặc xốc xết, áo quần vẽ quằn quỵt, tóc tai bù xù và trên ngực áo có hình ông cọp với tia sét trên đầu.
Vậy là ai? Là “Lôi Hổ”? Người ta cùng xác định và cho là như vậy. Chỉ có lính “ông cọp với lằn sét là quậy quạng và dám “chơi” với QC tuần tra, vì các ông đã quen hoạt động ở trong rừng chẳng biết sợ gì ai. Địch mà còn không sợ?
Điều tra cặn kẽ thì rõ ràng án mạng phục kích bắn chết QC là các anh biệt kích nhãy toán. Những quân nhân Việt có, Mỹ có là thuộc lực lượng BKQ của Sở Liên Lạc/Nha Kỹ Thuật/Bộ Tổng Tham Mưu. Mà đơn vị gây nên là anh em của toán hành quân ở căn cứ xuất phát Phú Bài. Thời điểm: tháng 6/1967?
Danh xưng “Lôi Hổ” từ đó đã được thành hình - đã trở thành quen. Không do Phòng 3/BTTM đặt, mà do bà con ở Phú Bài, ở Huế đặt cho, đã thành danh, đơn vị nhãy toán thám sát với phù hiệu đầu con cọp với tia sét trên đầu là “Lôi Hổ”.
Lôi Hổ” kể cũng là hay và ý nghĩa. Đơn vị chỉ hành quân hoạt động trong rừng - Cọp là phải – và lằn sấm sét là những cú trời giáng của thiên lôi. Giáng vào đầu đám nghịch tặc, đám quĩ quái, ác đức bất nhân, nghịch mạng.
Hành quân Lôi Hổ là xuất quỹ nhập thần, từ trên trời rơi xuống xâm nhập bất thần. Và cũng đã vang danh, chiến tích.
Địch quân (bọn CSBV xâm nhập) đã phải điêu đứng và tiêu hao vì BK Lôi Hổ. Những cán binh tay mơ non choẹt (15-16-17 tuổi), miệng còn hôi cám, từ Bắc đi vào cũng bao phen hoãng loạn vì Lôi Hổ - những thiên thần từ trên trời rơi xuống - tạo những pha sấm sét như trời giáng. Các chú nhóc cán binh chẳng hiểu là gì? Là hồn ma, bóng quỷ? Là thiên sứ nhà trời?
Một lần hỏi cung một tù binh (miệng còn hôi cám). Từ Bắc vào Nam chúng cho biết đã được học tập cảnh giác: Hãy coi chừng bọn “bóng ma biên giới”, bọn “xuất quỷ nhập thần”!
Sau này, bọn đặc công VC đôi khi vào hoạt động cũng mạo danh là Lôi Hổ. Mạo nhận để đánh lừa và mạo nhận để chứng tỏ một đám quân táo bạo gan dạ.
Thực sự thì Lôi Hổ là biệt kích và quân nhân các cấp thuộc Đoàn 1, 2 và 3 thuộc Sở Liên Lạc/ Nha Kỹ Thuật/ Bộ TTM. Một đơn vị tình báo tác chiến nhãy toán. Là một trong những đơn vị trực thuộc Nha Kỹ Thuật/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Tất cả đều là lính chiến. - đ ơn v ị BK thu ộc QLVNCH. Vì là những đơn vị luôn “ăn nằm” với địch (VC), nên quân phục, vũ khí và trang bị đủ các loại – đôi lúc giống như địch quân – Đơn vị với quân nhân có lối sống tự do – không ràng buộc theo qui tắc  (để ngụy trang). Đó là trong hành quân, tác chiến. Bình thường vẫn quân trang, quân phục rạch ròi.
Đôi khi trong hiểm nguy gian khó, xem cái chết như cọng lông, thì một đôi lần về đô thị, hậu phương, có quậy quạng, có vô kỹ luật, có bất kham, thì cũng chỉ là để bù trừ bao th áng ng ày nơi rừng núi, cũng cần được đồng tình, thông cảm? Những con ngựa chứng, ngựa bất kham… nhưng mà là ngựa giỏi, ngựa chiến. Từ xưa nay vẫn được thương mến, hữu dụng.

 Dắt đi đàn “ngựa chứng”
N guyễn lâm Viên, thường được gọi là Viên đầu bạc. Tuổi không là bao nhưng mái đầu bạc trắng cũng khá duyên. Là một covey rider sừng sỏ, nhưng rồi lại gặp tai nạn rớt máy bay. Anh không chết mà bị thương khá nặng phải vào Tổng y viện Cộng Hòa một thời gian điều trị rồi trở thành thương tật loại 2. Vậy mà, chẳng chịu xin giải ngũ, lại quyết tâm xin trở về Lôi Hổ để tiếp tục “rơi” nữa.
Đại tá giám đốc NKT không nở để anh rơi, vì sức đâu mà bay với nhãy. Thôi thì đề nghị cho anh về Sở Tâm lý chiến, đài tiếng nói Tự do để may ra còn sức phục vụ tại một đơn vị QĐ và không tác chiến để vui thú cuộc đời. Vậy mà cái số vẫn không yên, lại xin qua TTHL/Yên Thế (Long Thành) làm HLV vủ khí (các loại).
Năm 1973, theo nhu cầu chiến trường, một số SQ mới ra trường cũng như thành phần HSQ, BS và BKQ (mới chuyển qua QĐ). Tổng số: 1 th/u, 9 ch/u và HSQ, BS, tổng cộng 90 người thành lập một đại đội khóa sinh NKT (chọn từ các Đoàn SLL và SCT nhập lại). Tr/úy Viên, cấp cao nhất làm trưởng (coi như ĐĐT) về dự lớp học “phá hoại”: chất nổ, mìn bẩy tại TTHL/ Công binh thuộc tỉnh Bình dương.
Đây là cơ hội coi như tạm từ giả núi rừng về đồng bằng xả hơi, dưỡng sức. Anh em hầu hết đều có chung ý nghĩ là thế. Vì xữ dụng mìn bẩy, chất nổ đối với BKLH đã quá xữ dụng quá nằm lòng từ bao nhiêu lần xâm nhập, phá hoại địch. Cũng vì thế mà về đây để vừa học vừa “chơi”, và đi thực hành “phá hoại” ngoài phố.
Về tham dự học về đạn dược, chất nổ, mìn bẩy vào giai đoạn này, ngoài NKT còn có một số các đơn vị binh chủng khác. Đối với BK/NKT, vừa học vừa chơi cũng đạt điểm. Những con “hổ” trong rừng đâu thể chịu ngoan ngoản về đồng để cứ đêm ngày “gặm cỏ” như mấy chú cừu.
Thế là ba gai và quậy – ba gai từ SQ, HSQ, và quậy là BS (BKQ mới qua). Bị báo cáo, bị khiển trách quá nhiều, nhưng kỷ luật đối với đám BK/NKT thì nhà trường nể nang không dám. Duy chỉ có trưởng đơn vị, ĐĐT – Tr/úy Nguyễn lâm Viên là lãnh đủ.
Một ngày, cả đám ra phố chợ Bình dương ăn uống và quậy phá. BK một khi bị chạm tự ái, phật ý, phật lòng là chơi tới bến – anh em Lôi hổ đã gây nên sôi động “chiến trường”. (Trong bài viết này, với mục đích chỉ ghi nên sự kiện, và nêu lên tinh thần của BKLH trong việc xữ sự cùng nhau, nên người viết xin phép không thể kể dài dòng chi tiết…)
Và rồi, đại tá Tiểu khu trưởng Bình dương phải cho QC can thiệp. Ông ra lệnh bắt và nhốt các thành phần quân nhân gây rối vô kỷ luật. Lôi hổ cũng cứ bắt. Một số bị đưa về quân vụ thị trấn, hầu hết là anh em BK/NKT. Chỉ nhốt chứ không thể làm gì hơn, toàn là thứ “cứng đầu”, bất trị. QVTT báo Tiểu khu trưởng, và được báo về NKT. Tr/úy Nguyễn lâm Viên, một SQ trưởng nhóm là mục tiêu bị lãnh đủ. Anh phải có trách nhiệm nhận tất cả “tội lỗi”, và cũng chính anh ra QVTT xin lãnh “đàn em” của mình.
Thi hành kỷ luật khá gắt gao. Mọi hành vi như quân phong quân cách phải được chỉnh trang trước khi được tha về… như: quân phục xốc xếch, râu ria, tóc tai không ngắn gọn - một hình thức kỷ luật quân trường - mọi người vẫn phải bị thi hành.
Hai anh BK Lôi hổ trẻ trung khá bô trai, nhưng đầu cổ tóc tai thì như là con gái. Quân cảnh đòi cắt.
-“Nếu các anh mà áp lực cắt tóc tôi là tôi sẽ liều chết sống với các anh”. Một lời phản kháng quá quyết liệt. QC chùn tay, phải cần nhờ đến Tr/úy Viên giải quyết tình trạng cứng đầu, vô kỷ luật đối với lính mình.
Một trường hợp vô cùng khó xữ. Đã bị cấp trên “cạo sát ván” vì “mũi dạy lái chịu đòn”. Bây giờ phải lo bảo bọc đàn em, trong danh dự, trách nhiệm và bổn phận.
Lôi hổ, hay BK/NKT (nói chung) từ xưa nay đâu có thứ quân phong quân kỷ thói thường là quân phục chỉnh tề và đầu tóc gọn ghẽ. Các anh là BK, các anh là nhãy toán, là đồng hóa núi rừng, vào sinh ra tử với địch. Không có tóc cắt gọn ba phân, không có cần quân trang tươm tất. Không áo bỏ vào quần ủi hồ thẳng nếp. Không giày đánh bóng, gôn quần… Vậy mà, chiến đấu kiên cường. Vậy mà địch quân nể sợ. Đã có bao là thành tích, chiến công. Về phố thị vui chơi thì vẫn thế. Vẫn là tư thế của chiến đấu, của trận mạc, và của anh em đồng đội sẵn sàng chết sống cùng nhau. Quân phong, quân kỷ không đủ sức tạo cho các anh tinh thần can đảm gan dạ, không bỏ chạy trước địch quân. Quyền uy của những thứ cấp trên bắt nạt, áp đặc cấp dưới, bắt phải nghe theo chỉ làm thêm nhục chí các anh. Tình chiến hữu, đồng đội là một thứ tình thiêng liêng cao cả từ đức tính biết thương yêu và quí trọng, chia sẻ cùng nhau mọi thứ, mọi nơi… mới có thể chết sống cùng nhau mà không tiếc. Không có ích kỷ, không có tầm thường. Kỷ luật không thể là vô tâm, lạnh lùng sắt thép, mà phải là giọt máu nồng ấm trái tim.
-Được rồi, lính của tôi, tôi xin có trách nhiệm kỷ luật. Tr/úy Viên nói với mấy tên QC và tự tay cầm chiếc tông đơ có sẵn trên bàn - chiếc tông đơ này, QC đã dùng cắt một số quân nhân tóc dài của đơn vị khác trước đó.
Tay run run với chiếc tông đơ, tr/úy Viên đến bên người BK. Anh BK trước mặt Viên lúc này lại tõ ra khá là kỷ luật. Anh đứng yên không phản kháng trước mặt Viên và khẩn khoảng:
-Xin tr/úy đừng cắc tóc em. Tóc em từ trước nay vẫn vậy. Nếu tr/úy cắt tóc, coi như là cắt cái đầu em. Anh nói xong, gục mặt ngoan ngoản. Một hành vi và cử chỉ mà những QC rất bất ngờ.
Tr/úy Viên không tức, không giận, không phiền, và cũng không… không gì cả. Đầu óc anh như muốn nổ tung vì phải nghĩ ngợi cho một quyết định: Mái tóc của một thằng em. Mái đầu của một BKQ chưa bao giờ bị khuất phục. Nó là thằng ngổ ngáo và gan lì… một thằng em.
“Cắt mái tóc chẳng khác nào tr/úy cắt đầu em”. Tại sao giờ này chú mầy lại yếu mền và ngoan ngản quì dưới anh như vậy? BK Lôi Hổ… BK Lôi Hổ đối với cấp chỉ huy trực tiếp tụi bây!
Tr/úy Viên mặt nóng bừng, chớp mắt long lanh và rưng dòng lệ. Anh quăng chiếc tông đo lên bàn:
-Thôi, đứng lên. Tao lãnh hai thằng bây về. Tất cả mọi chuyện gì tao chịu. Anh quay sang nói với QC xin bảo lãnh nhận mấy đứa em về và sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm…
Rồi khóa học đến hôm mản khóa. Tất cả anh em được đưa đón trở về. Kết quả không là tệ - một số đông tốt nghiệp và ở hạng cao. Riêng ch/úy Đinh hồng Liên, một công tử của Saigon lại đổ á khoa. Dù sao cũng không phải mất tiếng. Phá hoại, xữ dụng mìn bẩy chất nổ… “Nổ” là sở trường của BKLH.
Tất cả được về trình diện TTHL Yên thế và về BCH/NKT trên mấy chiếc xe nhà binh QĐ. Riêng tr/úy Viên về BCH/NKT bằng xe riêng - chiếc Vespa đi về thường nhật. Một sự trở về cũng không có gì đáng để buồn phiền. Anh em cảm thấy vui với mấy ngày phép để vun vít.
Giám đốc NKT, Đ/tá Đoàn văn Nu. Ông tuyên bố: - Tất cả mấy anh em sau khóa học được cấp phép với một số ngày tùy khi về đơn vị sắp xếp. Riêng tr/úy Nguyễn lâm Viên, chỉ huy không đúng cách. Sau khi mản khóa, đi theo Tiểu đội QC 207 về Bộ Tổng tham mưu. Tôi, Đ/tá giám đốc NKT sẽ theo dõi. Tr/úy không được về nhà.
Tất cả cúi đầu im lặng. Và sau đó - từ P1 gởi qua - Tr/úy Nguyễn lâm Viên được Đ/tá giám đốc NKT “đặc ân” cho 20 ngày trọng cấm.
Kính đến quí NT và ACE.
 Bài viết “Điển Danh BKLH” với những chuyện đã xãy ra trong đơn vị trước 30/4/1975 - trước ngày toàn thể QLVNCH tan hàng, tan rả. Mục đích của bài viết là để ghi nhớ về quá khứ của đơn vị chúng ta với những cá nhân, đã xãy ra, và có thật. Hoàn toàn không có ý dèm xiễm, mĩa mai, chê trách hoặc tân bóc thổi phòng. Tuy nhiên, vì thời gian quá lâu, và cũng phần nhiều do kể lại. Chắc chắn không tránh khỏi phần nào sai lệch, thiếu sót, hoặc đôi khi vô tình, vô ý phiền lòng. Nếu anh em nào xét thấy không đúng, không thích… xin vui lòng phản hồi góp ý. Và cũng kính xin một sự thông cảm thứ tha. Hoặc giả, nếu xét thấy “nên tiếp tục”, có thể vui lòng viết kể gởi cho người viết những chuyện nào mà ACE thấy cần viết kể. Còn không thì có thể yêu cầu chấm dứt. Rất là cảm kích, cảm ơn.
Chuyện kể, dự định sẽ thêm nhiều “Hồi” (Episode). Trên đây là “bản thảo” của Episode 1. “Bản thảo” để trình làng. Vì có thể cần sửa sai hoặc thêm bớt (qua góp ý).
Dự định cho Episode 2, viết về:
·        Tử thần 2 lần gọi tên anh.
·        Toán gác cổng SLL(1 tr/u, 2 th/u.)
·        Người hùng trên đỉnh “LEG HORN”
·        Những chuyện về cá nhân, đơn vị có tính đặc biệt, đặc trưng. Chỉ xãy ra ở BKLH/NKT.
Thân kính,
Tháng 12/15 - Dẩn SJ.



3 comments:

  1. Đọc qua bài Điểm Danh Biệt Kích Lôi Hổ của anh viết, thật là xúc tích đáng khâm phục, bài viết phân tích rõ ràng với sự hiểu biết rộng rãi kèm với kinh nghiêm trải dài suốt thời gian anh phục vụ trong QĐVNCH , qua sự kêu gọi góp ý hoặc bổ túc thêm hầu được phong phú và đúng với sự that quân sử hơn cho bài viết, K.là một Biệt Kích Lôi Hổ (BKLH) như anh đă biết, may mắn đã từng diện kiến anh nhiều lần, xin đóng góp với thiện ý :

    *** BKLH có VĂN TỰ rõ ràng, kể lẫn cả phía đối nhiệm (Hoa Kỳ) , thẻ BIỆT KÍCH QUÂN LÔI HỒ/ SLL / BỘ QUỐC PHÒNG / QLVNCH có chữ ký và đóng dấu của chỉ huy trưởng, Sỹ Quan/ QLVNCH. Xin vui lòng xem kỹ lưỡng (( Thẻ Biết BKQLH )) kèm theo.

    ReplyDelete
  2. > b
    *** Trước khi có tên đơn vị SCU "Special Commandoes Unit" (BKLH)
    ((có tên khác là SCU "Special Civilian Unit" Dân Sự Chiến Đấu hoặc Nhân Viên Dân Chính ' US employees' )), thời gian này không được phép mặc quân phục lúc ra khỏi căn cứ (trại)
    ****Thời gian đó 1967 QC/ VNCH lấy đâu ra súng M-16 ?? chĩa vào La Cửu, QC, anh nào có carbin M-1 là hách xì xằng lắm rồi; Tin rằng chính bản thân anh cũng biết!!!, phải chăng anh cố tình cho người đọc hiểu sai sự thật, biến thành chuyện Nổ, cùng toán đi chơi chung đều là anh em hoặc chiến hữu chứ không phải "đồng bọn" như anh viết.

    ReplyDelete
  3. Sống ở Mỹ chứ đâu phải Châu Phi nghèo khổ, thiếu thốn phương tiện để tìm hiểu sự thật, mà đễ bị XỎ MŨI dắt đi thì đúng là ĐẠI NGU.

    ReplyDelete